Kiem-thu-phan-mem

Đau đầu lớn nhất của kiểm thử viên chính là những bug tìm ẩn của ứng dụng. Làm thế nào để truy lùng hết các bug gây khó chịu cho người dùng. Một số phương châm chung cho kiểm thử phần mềm , gồm những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc kiểm thử thứ 7 – Sự sai lầm về việc không có lỗi

Không fix bug triệt để  mà tránh né bug bằng cách sửa chức năng này thành chức năng khác không dùng được và không đáp ứng yêu cầu thiết kế , hoặc Fix bug tạm bợ để chương trình không có lỗi khi bàn giao cho khách hàng nhưng khi sử dụng một thời gian thì gây ra bug thì cũng như là thất bại mặc dù đã test xong

Nguyên tắc kiểm thử  thứ  6 – Kiểm thử theo các ngữ cảnh khác nhau và độc lập nhau

Việc kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh, và thực hiện kiểm tra với nhiều ngữ cảnh khác nhau
Ví dụ: Kiểm thử cho một chương trình tính toán , nếu là cấp 1 thì chỉ cần test cho các trường họp cộng trừ nhân chia là đủ , Nếu là cấp 2 thì chú trọng đến số mũ , căn bậc 2, phương trinh. Cấp 3 thì test đạo hảm, tích phân...

Nguyên tắc kiểm thử thứ 5 – Nghịch lý thuốc trừ sâu

Có người nói vui rằng kiểm thử là một nghệ thuật, đã là nghệ thuật thì phải có ý tưởng và cảm hứng, và đôi khi, cảm hứng cạn kiệt, không tìm thấy lỗi mới nào đối với những ca kiểm thử thông thường. Cũng giống như nếu ta cứ phun một loại thuốc trừ sâu với liều lượng như nhau thì một số loại sâu sẽ lờn thuốc, không được diệt sạch ( nên được gọi là nghịch lý thuốc trừ sâu), Để khắc phục, ta phải thường xuyên làm phong phú bộ testcase  và thực hiện nhiều trường họp để tránh trường họp này

Nguyên tắc kiểm thử thứ  4 – Sự tập trung của lỗi

Tập trung một cách cân đối vào mật độ dự kiến lỗi và lỗi phát hiện sau khi kiểm thử các moulde. Quáchú trọng  vào một hay một vài chức năng nào đó  thường gây ra thiếu sót vì thời gian release là có hạn,dành nhiều thời gian cho mô-đun này sẽ khó tránh khỏi việc không kịp kiểm thử full case cho các mô-đun khác . Và Một điều đặc biệt chú ý, nếu bug ở mô- đun này thì tất nhiên, chức năng tương tự hoặc liên quan ở mô-đun khác tất nhiên cũng sẽ bị lỗi,

Nguyên tắc kiểm thử thứ 3 – Kiểm thử sớm

Để phát hiện được lỗi sớm nhất có thể, kiểm thử nên bắt đầu từ giai đoạn đầu của dự án, giúp phát hiện sớm những rủi ro ngay từ giai đoạn đầu 

Nguyên tắc kiểm thử thứ 2 – Kiểm thử đầy đủ là không thể 

Kiểm thử tất cả các trường họp là không thể do yếu tố thời gian và chi phí, vì vậy việc phân tích các rủi ro và đưa ra mức độ ưu tiên để kiểm tra các trường họp cần thiết nhất, có khả năng gây ra lỗi nghiêm trọng nhất trước rồi sau đó, tùy thuộc vào tiến trình của dự án mà kiểm tra các trường họp còn lại theo mức độ ưu tiên thấp hơn 

Nguyên tắc kiểm thử đầu tiên  – Kiểm thử đưa ra lỗi

Kiểm thử có thể cho thấy rằng phần mềm đang có lỗi, nhưng không thể chứng minh rằng phần mềm không có lỗi. Kiểm thử làm giảm xác suất lỗi chưa tìm thấy vẫn còn trong phần mềm, thậm chí là không còn lỗi nào, nó không phải là bằng chứng của sự chính xác.


Xem nhiều nhất

Zui Zui

Nếu bạn không đủ mạnh -Đừng cố đi ngược đám đông