1) CMMI
là gì?
CMMI
viết tắt cho Capability Maturity Model Integration - Mô hình trưởng thành năng
lực tích hợp - và là khuôn khổ cho cải tiến qui trình phần mềm. Nó dựa trên
khái niệm về các thực hành tốt nhất về kĩ nghệ phần mềm và giải thích kỉ luật mà
các công ty có thể dùng để cải tiến tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm và là mô hình gồm nhiều mô hình CMM đơn lẻ
Như vậy, CMM là khung tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng. (tương tự tiêu chuẩn ISO ở các lĩnh vực khác). Mô tả các thành phần chính yếu của 1 quá trình phát triển phần mềm hiệu quả. Khi tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ làm đơn vị phát triển phần mềm đặt các mục tiêu về chi phí, thời gian, đảm bảo chức năng và chất lượng sản phẩm.
2) Mục đích sử dụng
Các công ty thương mại và chính phủ sử dụng mô hình CMMI để hỗ trợ viêc
xác định cải tiến quy trình để xây dựng hệ thống, xây dựng phần mềm và phát triển quy
trình và sản phẩm tích hợp.
Công
ty sử dụng quy trình này để phát triển, thu thập và duy trì các sản phẩm và
dịch vụ và để làm chuẩn cho chính họ chống lại các công ty khác. Các quy trình
tốt hơn cũng có thể là những quy trình có giá rẻ hơn và kết quả chất lượng tốt
hơn, cũng như là những quy trình này ước tính thời gian thực cho dự án chính
xác hơn.
Như vậy , CMMI được sử dụng với các mục đích chính sau:
- Cải tiến quy trình, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao lợi nhuận
- Cải thiện khả năng quản lý và giải quyết vấn đề, rủi ro
- Đảm bảo tính ổn định cho các hoạt động và sự phát triển của tổ chức
3) 5 Cấp độ của CMMI
3.1) CMMI Level 1: (Initial)
- Khởi đầu (lộn xộn, không theo chuẩn): đây là điểm khởi đầu để sử dụng một quy trình mới.
Level
1 là bước khởi đầu của CMMI, mọi doanh
nghiệp, công ty phần mềm, cá nhóm, cá nhân đều có thể đạt được. Ở lever này CMMI chưa yêu cầu bất kỳ tính năng nào. Ví dụ: không yêu cầu quy trình, không yêu
cầu con người, miễn là cá nhân, nhóm, doanh nghiệp… đều làm về phần mềm đều có
thể đạt tới mức này
- Đặc điểm
Hành chính: Các hoạt động của lực lượng lao động được quan tâm hàng đầu nhưng
được thực hiện một cách vỗi vã hấp tấp.
Không thống nhất: Đào tạo quản lý nhân lực nhỏ lẻ chủ yếu dựa vào kinh nghiệp cá nhân.
Quy trách nhiệm: Người quản lý mong bộ phận nhân sự điều hành và kiểm sóat các hoạt
động của lực lượng lao động.
Quan liêu: Các hoạt động của lực lượng lao động được đáp ứng ngay mà không cần
phân tích ảnh hưởng.
Doanh số thường xuyên thay đổi: Nhân viên không trung thành với tổ chức.
3.2) CMMI Level 2- Managed
Là cấp độ tiếp theo sau level 1, tại level này quy trình đánh giá và phân tích được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm. Đặc điểm:
- Đã có quy trình quản lý yêu cầu, quản lý tiến độ, quản lý sản phẩm và dịch vụ
- Đã có các mốc cho từng trạng thái của sản phẩm, các mốc bàn giao sản phẩm, dịch vụ
- Đã thiết lập và xem xét những ràng buộc giữa các bên liên quan
- Sản phẩm được xem xét bởi tất cả các bên liên quan và phải được kiểm soát
- Sản phẩm hoặc dịch vụ, kết quả của quá trình phải triển phải thỏa mãn được yêu cầu, tiêu chuẩn…
3.3) Level 3- Defined:
Xác lập (thể chế hóa): Quy trình này được xác lập/ xác nhận như một quy trình doanh nghiệp tiêu chuẩn.
Là cấp độ mà tại đó ngoài các quy trình được áp dụng ở level 2 còn có thêm các quy trình khác như: phát triển yêu cầu, giải pháp kỹ thuật, tích hợp hệ thống, kiểm định, phê duyệt, quản lý rủi ro và phân tích quyết định.
Đặc điểm:
- Tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục trong dự án được biến đỏi để phù hợp với quy trình tiêu chuẩn của mỗi dự án đặc thù hoặc cho mỗi phần của tổ chức
- Các quy trình được định nghĩa chi tiết và khắt khe hơn so với level 2
- Quy trình được quản lý một cách chủ động hơn
- Quy trình chỉ được quản lý theo phỏng đoán
Như vậy , Các vùng tiến trình
chủ chốt ở mức 3 nhằm vào cả hai vấn đề về dự án và tổ chức, vì một tổ chức
(công ty) tạo nên cấu trúc hạ tầng thể chế các quá trình quản lý và sản xuất
phần mềm hiệu quả qua tất cả các dự án. Chúng ập trung Tiến trình Tổ
chức (Organization Process Focus), Phân định Tiến trình Tổ chức (Organization
Process Definition), Chương trình Đào tạo (Training Program), Quản trị Phần mềm
Tích hợp (Integrated Software Management), Sản xuất Sản phẩm Phần mềm (Software
Product Engineering), Phối hợp nhóm (Intergroup Coordination), và Xét duyệt
ngang hàng (Peer Reviews).
3.4 Level 4- Quantitatively Managed
Kiểm soát (định lượng): Tiến hành kiểm soát và đo lường quy trình sản xuất phần mềm
Các vùng tiến trình chủ yếu ở mức 4 tập trung vào thiết lập hiểu biết định lượng của cả quá trình sản xuất phần mềm và các sản phẩm phần mềm đang được xây dựng.
Đó là Quản lý quá trình định lượng (Quantitative Process Management) và Quản lý chất lượng phần mềm (Software Quality Management).
Để đạt được level 4 thì phải đo lường và chuẩn hóa. Đo lường hiệu quả đáp ứng công việc, chuẩn hóac phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi.
Level 4 này sẽ chú trọng vào những người đứng đầu của một công ty, họ có khả năng quản lý các công việc như thế nào
3.5) Level 5- Optimizing:
Tối ưu (cải tiến quy trình): Kiểm soát quy trình bao gồm việc cân nhắc kỹ để cải tiến/ tối ưu hóa quy trình.
Các vùng tiến trình chủ yếu ở mức 5 bao trùm các vấn mà cả tổ chức và dự án phải nhắm tới để thực hiện hoàn thiện quá trình sản xuất phần mềm liên tục, đo đếm được. Đó là Phòng ngừa lỗi (Defect Prevention), Quản trị thay đổi công nghệ (Technology Change Management), và Quản trị thay đổi quá trình (Process Change Management) Để đạt được level 4 thì phải đo lường và chuẩn hóa. Đo lường hiệu quả đáp ứng công việc, chuẩn hóac phát triển các kỹ năng, năng lực cốt lõi.
Để đạt được Level 5 thì doanh nghiệp đó phải liên tục cải tiến hoạt động tổ chức, tìm kiếm các phương pháp đổi mới để nâng cao năng lực làm việc của lực lượng lao động trong tổ chức, hỗ trợ các nhân phát triển sở trường chuyên môn.
Chú trọng vào việc quản lý, phát triển năng lực của nhân viên.
Huấn luyện nhân viên trở thành các chuyên gia.
Xem thêm bài 2: Các lợi ích khi sử dụng CMMI Trong quy trình quản lý chất lượng phần mềm