Tiếp theo bài 1 - Tìm hiểu CMMI trong kiểm thử phần mềm  , bài 2 - Lợi ích khi sử dụng CMMI 

I. Những lợi ích của CMMI

The CMMI Product Suite is at the forefront of process improvement because it provides the latest best practices for product and service development and maintenance.                 Cải tiến năng lực của các tổ chức phần mềm bằng cách nâng cao kiến thức và kỹ năng của lực lượng lao động.

            Đảm bảo rằng năng lực phát triển phần mềm  là thuộc tính của tổ chức không phải của một vài cá thể.

            Hướng các động lực của cá nhân với mục tiêu tổ chức.

            Duy trì tài sản con người, duy trì nguồn nhân lực chủ chốt trong tổ chức.

Lợi ích CMM mang lại cho Doanh nghiệp gói gọn trong  4 từ: Attract, Develop, Motivate và Organize.



1) Đối với doanh nghiệp: 

Có thêm những quyết định rõ ràng, dứt khoát trong việc quản lý và hoạt động cho các đối tượng
kinh doanh.

Giải thích về phạm vi và tầm nhìn trong vòng đời phát triển của phần mềm, cũng như các hoạt động nhằm đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Kết hợp những gì đã có được và cộng thêm vào những thực hành tốt nhất. Ví dụ: như cách đo

lường, quản lý mạo hiểm, quản lý cung cấp.

Thực hiện thêm đầy đủ và thuần thục với cách thức làm việc.

Thêm vào chức năng nhận phê bình từ sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Thêm vào những điều tuân theo chuẩn ISO.

2) Đối với người quản lý/thực hiện:

Hiểu được ai là người quan trọng và chia sẻ các  thông tin, phạm vi, yêu cầu của dự án.

Di chuyển từ sự không cần đồng ý đến việc dàn xếp dựa trên tác động.

Quản lý sau sửa chữa tới đo lường tiêu điểm, thêm những quản lý tiên phong thực hiện xuyên suốt chương trình.

Quản lý rủi ro sử dụng trong hệ thống và rèn luyện kỹ năng phần mềm.

Quản lý tập trung được chuyển từ “giao tiếp là bước thường lệ trong quy trình” sang “giao tiếp là cần thiết để giữ cho quy trình hoạt động” Lợi ích khi sử dụng CMMI
Đối với người quản lý cấp cao:

Tập trung vào yêu cầu như là một phần cơ bản của việc lên kế hoạch và thay đổi.

Các thông tin sớm về rủi ro và vấn đề của dự án.

Bớt sự chữa cháy

Bớt sự nhận định thiếu đầy đủ trong phân tích va chạm.

Bớt thỏa mãn về sự chữa cháy và ngăn ngừa hành động đó.

Giảm bớt những phàn nàn từ khách hàng không hài lòng với hệ thống.

Bớt đi những vận chuyển trong việc “cho đến khi vấn đề được giải quyết”

Thêm năng lực quản lý kế hoạch hệ thống và ngân sách thực hiện.

3) Đối với người lao động :


Lợi ích CMM mang lại cho người lao động:

  - Môi trường làm việc, văn hóa làm việc tốt hơn.
  - Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc.
  - Đánh giá đúng năng lực, công nhận thành tích.
  - Chiến lược, chính sách đãi ngộ luôn được quan tâm.
  - Có cơ hội thăng tiến.
  - Liên tục phát triển các kỹ năng cốt yếu.

Kiểm thử phần mềm



II. Khác biệt giữa ISO 9001:2000 và CMM/CMMI?

•  ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý, các điều khoản gọi là “yêu cầu” quy định những điểm cần phải làm (what to do), không chỉ ra việc đó nên làm như thế nào (how to do).

•  CMM/CMMi là một mô hình, cung cấp các hướng dẫn và kinh nghiệm thực tế dùng để phát triển, cải tiến và đánh giá năng lực của quy trình.

•  CMMi không phải là một tiêu chuẩn, tùy vào từng tổ chức, cách thực hiện khác nhau rất nhiều.

•  Về nguyên tắc, ISO bao gồm (ở mức cao) hầu hết các quy trình chủ chốt của CMM/CMMi, tuy nhiên ISO được dùng cho hầu hết mọi ngành nghề, do vậy không cụ thể và gần gũi với công việc đặc thù có liên quan đến phần mềm như CMM/CMMi. ISO không cung cấp các ví dụ và kinh nghiêm cụ thể như CMM/CMMi

III. KẾT LUẬN 

            Thứ nhất phải khẳng định CMM là bước phát triển tất yếu của các tổ chức trong thời đại kinh tế tri thức, bởi vì nó là việc kết hợp qui chuẩn và sáng tạo cho cách hoạt động của tổ chức, không cứng nhắc mà linh hoạt thay đổi theo thực tế. Mô hình về tiến hoá của tổ chức khẳng định điều này. Chúng ta cũng hiểu được vì sao bất kì thời đại, nền văn minh nào cũng có thời kì huy hoàng rồi bị sa sút và diệt vong. Mọi tổ chức không thực hiện việc đổi mới, đưa hiểu biết mới của các lớp trẻ vào, tất yếu sẽ bị diệt vong, đây là điều các cấp lãnh đạo cần nhận rõ. Ngày xưa diệt vong của từng triều đại là hàng trăm năm. Ngày nay sự diệt vong của các tổ chức chỉ là hàng chục năm hoặc chưa đến thế.

            Nếu đó đã là qui luật chung thì các tổ chức của Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do đó càng đưa sớm CMM vào thực tế càng tốt và thúc đẩy sự phát triển ở Việt Nam. Nhưng điều thứ hai cần khẳng định là chỉ có thể thực hiện được CMM nếu đấy là nỗ lực của toàn tổ chức, và trong đó cam kết của lãnh đạo là quyết định. Vì vậy việc huấn luyện về CMM phải là huấn luyện cho toàn tổ chức, không phải chỉ là huấn luyện cho đội ngũ kĩ thuật, tuy rằng ban đầu chúng ta vẫn phải xuất phát từ phía kĩ thuật. Các cấp lãnh đạo, có quyền lực cần được học về CMM theo góc độ bảo đảm sự phát triển tiến hoá của tổ chức.


            Và thứ ba, chúng ta cần có được một đội ngũ những người am hiểu về CMM để giới thiệu cho nhiều tổ chức thực hiện. Đội ngũ này phải có khả năng dạy cho mọi loại người trong tổ chức, không chỉ cho các chuyên viên kĩ thuật, người đã sẵn sàng học cái mới. Chúng ta phải đủ khả năng để đối diện với mọi cấp lãnh đạo và cung cấp cho họ những tri thức mới về cách làm việc mới, nhưng phải biết nói theo ngôn ngữ của họ.

Nói chung mình hơi chán đọc lý thuyết suông - chỉ khi nào đi phỏng vấn mới " nghía " qua xíu . Thế nhưng biết được một số mô hình - biết được quy trình của một số công ty lớn để lựa chọn . 

Học kiểm thử phần mềm 
------------------




Xem nhiều nhất

Zui Zui

Nếu bạn không đủ mạnh -Đừng cố đi ngược đám đông