Chuyên mục Kiểm thử di động ( Mobile testing ) hôm nay sẽ bàn luận về vấn đề UI trên Smart Phone . Là vấn đề mà bất kỳ một kiểm thử viên nào cũng nên biết rõ .
Khách hàng là thượng đế , Khách hàng muốn Team của bạn phát triển thêm nhiều chức năng mới cho ứng dụng của họ . Đương nhiên là phải đồng ý rồi, thế nhưng , bạn nên nhớ, Có thể việc nhồi nhét nhiều chức năng có thể giết chết ứng dụng của bạn đó !Tại sao lại như vậy ?
Là tại vì, trên smartphone, diện tích màn hình là có giới hạn và số nút, số chức năng trên 1 màn hình liên quan mật thiết đến chất lượng và tính thân thiện của ứng dụng. Những cải thiện hợp lí, những yêu cầu chính đáng đi nữa cũng sẽ trở thành thảm họa nếu số lượng tăng lên và hiển thị " chen chúc" nhau trên màn hình nhỏ hẹp . Và người làm ứng dụng trên di động nên hiểu rằng :
- Nhiều lựa chọn không hẳn là tốt vì có thể nó gây hoang mang cho người dùng . Nếu chức năng mà bạn thêm vào đó không quá cần thiết thì nghĩa là bạn đang mất nhiều hơn là được.
- Khả năng phán đoán của con người sẽ yếu đi nếu mọi chức năng, mọi lựa chọn đều được phơi bày . Diện tích màn hình có thể coi như tiền bảo hiểm, bạn có thể dùng xả láng tùy ý. Tuy nhiên, đến lúc thật sự cần đến nó bạn sẽ bó tay không làm được gì.
- Không gian màn hình là tài nguyên có hạn , đồng thời cũng là thứ bảo đảm cho sinh mạng của ứng dụng nên phải biết " tiết kiệm" và sử dụng họp lý . Vấn đề “mỗi yếu tố chiếm mấy phần màn hình?” là câu hỏi lớn nhất dành cho các nhà thiết kế giao diện cho smartphone. Thêm chức năng cũng đồng nghĩa với việc lấy khả năng mở rộng của app, tính bao quát và diện tích màn hình ra để đánh đổi lấy tính tiện lợi.
- Không nên quá tham lam, những chức năng thêm vào có thể là vô hạn, nhưng những cái cần được nhấn mạnh thì có hạn. Việc thêm chức năng là việc không thể Undo được , Vì sao ư ?
Chức năng hiển thị ắt sẽ có người dùng, và họ sẽ quen với nó, Nếu chúng ta undo chức năng đó, nghĩa là chúng ta sẽ nhận một loạt những phàn nàn từ phía user - điều này chẳng ai muốn. Thường thì những người có vai trò đưa ra quyết định trong 1 dự án sẽ không đánh đổi việc bỏ chức năng để gánh lấy rủi ro đó. Kết quả là, chức năng thường chỉ có thêm vào chứ không có bớt đi.
Đây như tuyên ngôn chứng minh cho trường hợp , Nếu làm theo tất cả những gì User và khách hàng của bạn yêu cầu thì 99% sẽ dẫn đến việc ứng dụng đó sẽ bị " phá cho tan nát" và " chết yểu" trước khi trình làng.
Đây là MS-Word ở tình trạng hiển thị toàn bộ chức năng của toolbar. Nếu hiển thị hết các chức năng đó thì chúng ta chỉ còn 3 dòng để soạn thảo văn bản trong khi đó chức năng chính của chương trình này là để soạn thảo văn bản .
- Tiếp theo là việc User không thích học lại từ đầu
Việc thêm chức năng đồng nghĩa với việc cập nhật và làm quen với cái mới . Thực tế đã chứng minh, thói quen người dùng như một loại quán tính, Nếu bạn muốn user học lại cách sử dụng để dùng app được tiện hơn, rất nhiều khả năng user sẽ rời bỏ bạn cùng với cuộc “cách mạng” đó của bạn. Mất thời gian , thay đổi vì một chút tiện lợi hơn thôi mà phải trải nghiệm, làm quen lại từ đầu là một cái giá quá đắt.
Với tâm lí đó, user thường ghét việc layout và vị trí các button trong app bị thay đổi cho dù đó là những thay đổi hợp lí đi chăng nữa. Còn nếu những thay đổi thậm chí không thật sự hợp lí mà chỉ là kết quả của việc mở rộng chức năng vô tổ chức thì bạn nên chuẩn bị tinh thần để đón nhận việc user sẽ xóa app, hơn là việc họ học lại cách sử dụng nó.
- Tất cả không thể cùng đóng vai chính
Khi trên một màn hình đã có quá nhiều thứ rối rắm thì một giải pháp thường được đưa ra là “hãy làm cho cái ABC nào đó nổi bật lên”.
Bàn về tính dễ nhìn, về UI nói chung người ta thường có suy nghĩ “cứ nổi bật là sẽ dễ nhìn”. Đây là một sai lầm rất lớn. “Làm nổi bật cái ABC” nào đó cũng đồng nghĩa với việc “khiến những gì ngoài cái ABC bớt nổi bật đi”.
- Độ quan trọng của các yếu tố cũng là một khái niệm tương đối.
Thiết kế layout cho smartphone cũng gần giống với việc nghĩ xem trước khi đi du lịch, nên bỏ những thứ gì trong nhà vào vali để xách đi. Nhà bạn có thể hiểu là ứng dụng trên PC, còn vali của bạn có thể hiểu là ứng dụng trên smartphone.
Về lí mà nói, mang theo tất cả những gì có trong nhà là tiện nhất. Tuy nhiên vấn đề là cái vali của bạn chỉ chứa được một số lượng đồ nhất định thôi. Một chiếc vali nhét đầy những đồ linh tinh, ngược lại sẽ trở thành gánh nặng của bạn. Bạn nhét chúng vào vì muốn tiện lợi nhưng rồi chính chúng sẽ khiến cho tính tiện lợi của chuyến du lịch mất đi.
Đối với app hay đối với chuyến du lịch của bạn cũng vậy, vấn đề không phải là “thứ gì ta cần mang theo?” mà là “thứ gì mà ta không cần mang theo cũng được?”.
Sau khi cho đồ vào vali bạn sẽ cảm thấy nặng lên ngay, nhưng đối với app thì khác – bạn không thể cảm nhận sức nặng đó bằng các giác quan được. Bạn sẽ tiếp tục thêm nhiều thứ vào mà không cảm thấy gì, đến lúc giật mình nhận ra thì app của bạn đã ở tình trạng không thể cứu vãn được nữa rồi.
Mang theo toàn bộ đồ đạc trong nhà đi du lịch là một việc làm vô nghĩa. Đối với app cũng vậy.
Xem thêm : Mobile testing
Những gạch đầu dòng quan trọng khi kiểm thử ứng dụng trên điện thoại di động
-------------------
Nguồn : tech.blog.framgia